60 cây Bút chì STAEDTLER 2B có tẩy

202,500 đ 162,000 đ

- Sử dụng để viết chữ, vẽ tranh, có đầu tẩy để tẩy, xóa nét viết, nét vẽ sai hoặc chưa ưng ý.
- Nét chì màu xám, ruột chì rắn nên ít khi bị gãy khi gọt nhọn hoặc viết, vẽ cần ấn mạnh tay.
- Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Đức, chất lượng chì tốt, thân dài nên dễ cầm nắm.

+ -

CHO VÀO GIỎ HÀNG MUA TRẢ GÓP 0 ĐỒNG

Sản phẩm liên quan

Thời gian giao hàng * Tp.HCM, Hà Nội: Trong vòng 01 - 03 ngày làm việc.
* Các tỉnh khác: Trong vòng 03 - 05 ngày làm việc

Giới thiệu đôi nét về Bút chì gỗ 2B Staedtler 134

Hình ảnh Bút chì gỗ 2B Staedtler 134

Bút chì Staedler 2B_Winmart.onl

Dù còn đi học hay đã đi làm, thì trên bàn học hay bàn làm việc của bạn không thể thiếu những cây bút chì xinh xắn. Chúng là công cụ giúp bạn viết, vẽ, phác thảo, nháp, ... khi cần. Một trong những đề xuất mà Winmart.onl thấy bạn nên cân nhắc khi lựa chọn bút chì là sản phẩm Bút chì gỗ 2B Staedtler 134 nhé!

Ưu điểm của Bút chì gỗ 2B Staedtler 134

- Bút chì này sản xuất theo công nghệ của Đức, nguyên liệu làm vỏ là gỗ nhẹ chống sốc, có khả năng bảo vệ tốt ruột chì giúp chất lượng chì luôn đủ độ mềm, độ cứng, màu sắc và không bị gãy khi bị rơi hay quăng, quật trong quá trình vận chuyển. Bút đã được kiểm định và đạt chuẩn độ HB, dễ viết, dễ xóa, phù hợp với đa dạng đối tượng sử dụng. 

- Bút có thiết kế thân dài vừa với tay cầm, các cạnh vát lục giác để chống lăn, hạn chế rơi và tăng tính thẩm mỹ. Bút chì gỗ 2B Staedler 134 là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng vì giá cả thấp nên ai cũng có thể mua dùng.

Một số ký hiệu của bút chì bạn nên biết

Ý nghĩa của H và B trong các ký hiệu

Trên thân bút chì thường có các kí hiệu, theo đó H là viết tắt của Hard, B cho Black, còn F là Fine (có thể gọt rất nhọn mà không gãy). Bút nào càng đen thì thường lại càng “mềm”. Cụ thể:
- Ký hiệu HB = Hard + Black. Nghĩa là Bút chì này cứng và có màu đen.
- 2B: màu đen hơn và mềm hơn HB
- 3B: màu đen hơn và mềm hơn 2B. 
Cứ thế và tương tự với H. Hiện tại trên thị trường đã có những loại Bút chì có ký hiệu 8-9B và 5-6H.

Lựa chọn đúng sản phẩm bạn cần

- Bút chì cứng (H): có nét nhạt, mảnh, để lại ít than chì trên giấy, nhưng thường làm hằn giấy khi viết, vẽ, dễ tẩy, chì mài mòn chậm khi sử dụng nên rất kinh tế. Loại chì này phù hợp để vẽ phác họa trong hội họa, kiến trúc, ...

- Bút chì mềm (B): có nét đậm, để lại nhiều than chì trên giấy, viết, vẽ dễ dàng, nhưng dễ bị dây bẩn và nhòe, bị mài mòn nhanh khi sử dụng, phù hợp cho việc tô đậm, nhạt và nhiều bạn thường thi trắc nghiệm rất thích loại bút này.

* Ruột bút chì càng nhiều đất sét thì càng cứng và loại Bút chì có ký hiệu số 2 (HB) đang được dùng phổ biến nhất hiện nay.

Bút chì Staedler 2B 134_Winmart.onl

Đôi điều thú vị về cặp đôi Bút chì và Tẩy chì

Trong thời đại công nghệ hiện đại, chúng ta có rất nhiều thiết bị điện tử có thể dùng để ghi chép. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bỏ qua những vật dụng cơ bản cần thiết mà trước kia vẫn sử dụng như những chiếc bút, quyển sổ, … Và một thực tế bạn có biết không? Hàng năm vẫn có hàng tỉ chiếc bút chì được tiêu thụ nhé!

Bút chì được làm từ Chì?

Thật may mắn là thông tin này không đúng nên có lỡ nuốt phải một mẩu ruột bút chì thì bạn cũng sẽ không phải lo về việc nhiễm độc chì đâu nhé! (Cho dù vậy thì bạn cũng không nên để điều này xảy ra). Chính xác thì bút chì thường có lõi bằng chất liệu than chì (graphite) và các hợp chất của nó. Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp đã sử dụng thanh kim loại gọi là stylus để viết trên giấy làm từ vỏ cây papyrus.

Than chì graphite được lịch sử ghi nhận sử dụng từ năm 1564. Ruột bút chì trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước làm thành sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán. Hệ thống phân loại bút chì Châu Âu hiện đại được trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất).

Vào thập niên 1970, NASA đã chi hàng triệu đô la Mỹ để nghiên cứu một loại bút áp lực để các phi hành gia có thể viết được trong tình trạng không trọng lực. Trong khi đó, người Liên Xô sử dụng một phương pháp đơn giản hơn để đạt được mục đích này là ... sử dụng bút chì truyền thống.

Và Bút chì là lý do cục Tẩy ra đời

Và do nhu cầu, nửa thế kỉ sau khi bút chì được sử dụng rộng rãi, người ta bắt đầu nghiên cứu để cho ra sản phẩm đồng hành cùng nó là cục Tẩy. Xuất phát từ nhu cầu muốn sửa chữa đường nét từ bút chì viết ra, người ta bắt đầu nghĩ đến một vật có khả năng làm được điều đó. Cục tẩy đầu tiên được sử dụng từ hàng trăm năm trước, khi người ta viết bằng thứ bút chì cứng làm bằng chì và thiếc - chính là ruột bánh mì. Vào ngày 15 tháng tư năm 1770, Joseph Priestley dùng kẹo cao su thực vật để loại bỏ các vết bút chì, từ đó người ta bắt đầu sáng chế ra tẩy gần giống với hiện đại. Ý tưởng gắn liền bút chì và tẩy là của Hyman L. Lipman ở Philadelphia. Điều này đã mang lại sự giàu có cho ông ta nhờ bán bản quyền phát minh vào năm 1858 với giá 100.000 đô la. Tuy nhiên cuối cùng thì bằng sáng chế này bị vô hiệu hóa bởi nó đơn giản chỉ là sự kết hợp của hai sáng chế chứ không phải là một phát minh hoàn toàn mới. Ngày nay, những cục tẩy hiện đại làm bằng hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur - tất cả được kết dính nhờ cao su.

ĐÁNH GIÁ & NHẬN XÉT

Chưa có đánh giá sản phẩm này!

5
80% Complete (danger)
0
4
80% Complete (danger)
0
3
80% Complete (danger)
0
2
80% Complete (danger)
0
1
80% Complete (danger)
0
Vui lòng Đăng nhập/Đăng ký để đánh giá sản phẩm này
CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

GIAO HÀNG NHANH CHÓNG

Giao hàng trong 2–3 ngày cho đơn hàng ở nội thành TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

Các thông tin của quý khách sẽ được cam kết không cung cấp cho bên thứ ba

THANH TOÁN ĐA DẠNG

Hỗ trợ các phương thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản hoặc qua cổng Thanh toán

TÍCH ĐIỂM, TẶNG QUÀ

Quý khách sẽ được tặng số điểm tương đương với giá trị đơn hàng thành công