Cách phòng bệnh Viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa

29/12/2018

Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường khiến cơ thể trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh. Đây là thời điểm các mẹ cần đặc biệt lưu ý chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho con.

Thời tiết diễn biến bất thường tạo điều kiện thích nghi cho các vi khuẩn gây bệnh và phát triển mạnh. Trẻ nhỏ thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Vì vậy, trước hết, để phòng bệnh cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế. Bên cạnh đó, cần theo dõi và có biện pháp để giữ gìn sức khỏe cẩn thận để phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp

Tùy theo từng lứa tuổi và cơ địa của trẻ và tác nhân gây bệnh mà bệnh có biểu hiện và mức độ khác nhau.

Viêm họng do vi rút:

Sau khi bị lây nhiễm 1 – 2 ngày,  trẻ bắt đầu có biểu hiện của cảm lạnh với các triệu chứng thường gặp như:

- Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Ban đầu bé sổ mũi trong, sau đó nước mũi chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng trong vòng 2 – 3 ngày.

- Trẻ có thể biếng ăn, khóc khi ăn do bị đau họng, khó nuốt.

- Ho xuất hiện sau 4 – 5 ngày do họng bị kích thích và nước mũi chảy xuống họng.

- Bên cạnh đó trẻ có thể sốt ( thường chỉ sốt nhẹ, nhưng đôi khi có thể lên đến 39 – 40 độ)

- Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong vòng 7 ngày và bé sẽ nhanh chóng hồi phục.

Viêm họng do vi khuẩn:

Không có một tiêu chuẩn chắc chắn nào để phân biệt giữa việm họng do vi rút hay vi khuẩn. Tuy nhiên, khả năng viêm họng do vi khuẩn được nghĩ đến khi triệu chứng viêm mũi họng kéo dài hơn 10 ngày hay tình trạng sức khỏe bé trở nên xấu đi sau 5- 7 ngày.

Phòng bệnh đúng cách

Do khả năng chịu nhiệt độ của trẻ rất khác so với người lớn nên phải lưu ý đến nhiệt độ phù hợp với trẻ. Với thời tiết diễn biến thất thường, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ cởi phòng khi trẻ hoạt động nhiều ra mồ hôi. Đồng thời, kiểm soát mồ hôi của trẻ bằng cách lau khô, ngồi phòng điều hòa (nhiệt độ phòng khoảng 28oC là phù hợp)… tuyệt đối không để trẻ sũng mồ hôi lưng dễ gây thấm ngược vào cơ thể và tránh để trẻ ngồi trực diện với quạt gió.

 

Kết quả hình ảnh cho dạy bé vệ sinh cá nhân

Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng bệnh (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Ngoài ra, cần hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, nơi gió lùa mạnh, đi đường cần mang khẩu trang để tránh tác động xấu tới đường hô hấp khi hít phải không khí ô nhiễm.

Các bệnh về đường hô hấp và truyền nhiễm rất dễ lây qua tiếp xúc, trong gia đình khi có người nhiễm bệnh cần có ý thức phòng tránh bằng cách sử dụng các vật dụng cá nhân riêng cho người bệnh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần… để không lây bệnh sang các thành viên khác.

Nếu trong trường hợp trẻ hắt hơi, xổ mũi, cảm cúm, cha mẹ có thể cho con ăn quất hấp mật ong để giảm triệu chứng hoặc dùng thuốc ho thảo dược, đồng thời, chăm sóc ăn uống hợp lý, vệ sinh mũ, họng sạch sẽ. Nếu trẻ không đỡ và có dấu hiệu sốt, nhiều đờm, ngủ kém… thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Cho  trẻ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: Cam, quýt, lê, bưởi, dâu tây, rau cần, ớt xanh,…

Ngoài ra, các thực phẩm cần tăng cường là tôm, cua, hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng… chứa kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virut cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại gia vị nhất là tỏi cũng rất tốt cho sức khỏe.

- Cho trẻ uống nhiều nước, giúp da và đường hô hấp luôn ẩm.

- Tăng cường các hoạt động thể lực có lợi cho sức khỏe, cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Cần tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa vi khuẩn lây bệnh.

Rửa tay sạch sẽ – đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa cũng sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

Trên đây là một số lời khuyên của các chuyên gia bác sĩ nhi đồng về các phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa. Chúc các mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

    Tác giả: WinMart