60 tập truyện tranh Tam Quốc Diễn Nghĩa

1,200,000 đ 990,000 đ

- Nhằm giúp độc giả tiếp cận một tuyệt tác cổ điển qua hình thức mới, bộ Tam Quốc diễn nghĩa liên hoàn họa được các tác giả biên soạn trong hơn 5 năm với lời kể giản lược, dễ hiểu song vẫn phản ánh gần như trọn vẹn các diễn biến trong cốt truyện.
-
Tham gia minh họa bộ sách là hơn ba mươi họa sĩ, đều là những bậc thầy về vẽ tranh liên hoàn họa.
-
Tam Quốc diễn nghĩa liên hoàn họa không chỉ mở ra thời đại hoàng kim của thể loại liên hoàn họa mà còn xứng đáng là một biểu tượng văn hóa của thời đại.

+ -

CHO VÀO GIỎ HÀNG MUA TRẢ GÓP 0 ĐỒNG

Sản phẩm liên quan

65,000đ

70,000đ

Thời gian giao hàng * Tp.HCM, Hà Nội: Trong vòng 01 - 03 ngày làm việc.
* Các tỉnh khác: Trong vòng 03 - 05 ngày làm việc

Giới thiệu bộ truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa liên hoàn họa

Nhằm giúp độc giả tiếp cận một tuyệt tác cổ điển qua hình thức mới, bộ Tam Quốc diễn nghĩa liên hoàn họa được các tác giả biên soạn trong hơn 5 năm với lời kể giản lược, dễ hiểu song vẫn phản ánh gần như trọn vẹn các diễn biến trong cốt truyện.

Tham gia minh họa bộ sách là hơn ba mươi họa sĩ, đều là những bậc thầy về vẽ tranh liên hoàn họa như Từ Chính Bình, Từ Hồng Đạt, Trần Quang Dật, Lưu Tích Vĩnh… Các họa sĩ duy trì các kỹ thuật vẽ truyền thống của Trung Quốc, mô tả chi tiết tinh tế, khắc họa nhân vật tài tình, vừa thể hiện được cá tính nghệ thuật của mình, mà vẫn có được một phong cách thống nhất. Với 7024 bức tranh minh họa, bộ sách khắc họa rõ nét các tình tiết kinh điển cùng nhiều nhân vật đã trở thành hình tượng tiêu biểu trong văn học.

Kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 1957, sự ưu ái của độc giả trong suốt hơn nửa thế kỉ qua đã khẳng định giá trị nội dung và mĩ thuật của bộ truyện tranh liên hoàn họa lớn nhất Trung Quốc này. “Có thể khẳng định Tam Quốc diễn nghĩa liên hoàn họa không chỉ mở ra thời đại hoàng kim của thể loại liên hoàn họa mà còn xứng đáng là một biểu tượng văn hóa của thời đại.”– Nhà văn Mao Tiêm.
Bộ truyện tranh Tam Quốc Diễn Nghĩa 60 tập

Thông tin chi tiết về bộ truyện 60 tập Tam Quốc Diễn Nghĩa

- Nguyên tác: La Quán Trung
- Nhiều họa sĩ
- Dịch giả: Trần Đình Chiến
- Số trang: 120/tập
- Hình thức bìa: Bìa mềm, 60 tập, có hộp
- Trọng lượng (gr): 6000

Tại sao bộ truyện Tam Quốc Diến nghĩa lại được ca ngợi như vậy?

Vậy chủ đề của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là gì? Vì sao lại được nhiều người, nhiều đời lưu truyền nhau như vậy? Người già Trung Quốc ngày xưa thường hay ngồi và lấy “Tam Quốc Diễn Nghĩa” ra đàm luận, khen ngợi tình anh em kết nghĩa của “Lưu – Quan – Trương” (Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi).

Điều gì khiến “Tam Quốc Diễn Nghĩa” trường tồn?

Vậy rốt cuộc “Tam Quốc Diễn Nghĩa” vì điều gì mà được lưu truyền từ thời đại này qua thời đại khác lâu như vậy? Chẳng lẽ chỉ vẻn vẹn là vì những cuộc “đấu trí, so dũng” thôi sao? Hay là vì điều gì thâm hậu ẩn giấu bên trong tác phẩm này?

Kỳ thực, tác giả La Quán Trung đã nói rõ chủ đề của tác phẩm. Chính là dùng lịch sử của ba quốc gia để diễn giải về chữ “nghĩa” của con người làm chủ đề chính.

Những người có một chút am hiểu về văn hóa truyền thống đều biết, tư tưởng chính yếu của Nho gia xuyên suốt hơn 2.000 năm chính là “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Trong đó, “Nghĩa” đứng ở vị trí thứ hai, xếp trước “Lễ, Trí, Tín” và ngay sau chữ “Nhân”.

Bởi vì “Nhân” là loại cảnh giới thuần thiện, thiện đến cực điểm. Xưa nay, các triều đại có thể đạt đến được cảnh giới này vô cùng ít ỏi, không có mấy. Khổng Tử lúc về già mới thực sự hiểu rõ được nội hàm của chữ “Nhân”. Còn “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Tín” là một loại nguyên tắc làm người, thì con người lại càng dễ dàng bỏ qua mà rời xa. Đây cũng chính là lý do mà đa phần các triều đại trong lịch sử đều chỉ đàm luận về “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Tín”.

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” là thông qua chính trị, quân sự, và sự kết giao giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô để diễn giải sâu hơn về chữ “Nghĩa”.

Quan Vũ vứt bỏ ân oán cá nhân, thậm chí là lợi ích quốc gia. Tào Tháo tha mạng cho ông một lần, suốt đời ông không quên. Không phải vì vàng bạc, địa vị mà Tào Tháo không tiếc lời mời ông, thứ mà Quan Vũ xem trọng là tình cảm thực sự Tào Tháo dành cho ông. Vì vậy, trên con đường Hoa Dung năm ấy, nếu cần, ông có thể chết theo quân lệnh để giữ trọng chữ Nghĩa của mình. Quan Vũ đã đem nội hàm của chữ “Nghĩa” suy diễn đến cực hạn.

Có thể nói, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” sở dĩ có thể trường tồn mãi trong lịch sử, trường thịnh không suy chính là bởi vì chủ đề chữ “Nghĩa” cao thượng này.

“Trí, mưu” ở sau chữ “Nghĩa”

Người hiện đại chúng ta, đặc biệt là người Trung Quốc đại lục, chú trọng chính là mưu kế của thời Tam Quốc. Thậm chí họ đem cả mưu kế này áp dụng ở chốn quan trường, thương trường và cả tình trường. Họ không hề cảm nhận được nội hàm của chữ “Nghĩa”. Điều này thực sự là đáng tiếc, chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, không phân biệt được đâu là chính yếu, đâu là thứ yếu!

Kỳ thực, dưới ngòi bút của La Quán Trung, “Trí và mưu” là phạm trù nằm trong “Nghĩa”, “Nghĩa” bao hàm cả “Trí và mưu”. Con người trước tiên phải có “Nghĩa” sau đó mới có “Trí và mưu”.

Trước tiên phải có một Gia Cát Lượng “cúc cung tận tụy đến chết mới thôi” rồi sau mới có một Gia Cát Lượng mưu trí. Nói cách khác, nếu như không gặp được minh quân “trung nhân ái quốc”, Gia Cát Lượng thà rằng chết già ở lều cỏ chứ không nguyện ý đặt chân vào chốn quan trường hỗn loạn. Đây chính là điểm đáng quý của Gia Cát Lượng. Đồng thời cũng chính là điểm mà người hiện đại coi trọng mưu kế, bỏ qua đạo đức lễ nghĩa truyền thống không hiểu được.

Có người thậm chí nói, Gia Cát Lượng nếu theo Tào Tháo thì đã sớm giúp Tào Tháo hoàn thành việc thống nhất thiên hạ. Người “trọng danh lợi, khinh nghĩa” sao có thể hiểu được lựa chọn này của ông? Nếu như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” chỉ đơn thuần là thể hiện mưu kế sách lược thì thực sự sẽ rất nông cạn, chỉ có thể được xem là một bộ tiểu thuyết binh pháp mà thôi.

Kỳ thực, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là xuyên suốt nội hàm cao siêu của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống. Nó vượt xa khỏi phạm trù như lời nói “từ trên xuống dưới đều là tranh đoạt lợi” của Mạnh Tử. Nó là một loại cảnh giới vô tư, không vụ lợi và được gọi là “Nghĩa”.

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” ngoài chủ đề diễn giải về chữ “Nghĩa” ra còn có đạo lý “Nhân quả báo ứng”, “Thuận theo tự nhiên”, “Người tính không bằng trời tính”.
60 tập truyện tranh Tam Quốc Diễn Nghĩa_WinMart

Xét một cách tột cùng, thì lịch sử truyền thống không phải dạy con người ta lừa gạt, càng không phải là dạy người ta mưu tính như thế nào, mà chính là dạy người ta cách để trở thành một người tốt, được mọi người tôn kính. Bởi vì nắm chắc được điểm này cho nên “Tam Quốc Diễn Nghĩa” mới có thể “trường thịnh không suy”, đi sâu vào lòng người và được lưu truyền qua nhiều thời đại như vậy.

Gợi ý một số cuốn sách lịch sử ghi chép hay nhất

ĐÁNH GIÁ & NHẬN XÉT

Chưa có đánh giá sản phẩm này!

5
80% Complete (danger)
0
4
80% Complete (danger)
0
3
80% Complete (danger)
0
2
80% Complete (danger)
0
1
80% Complete (danger)
0
Vui lòng Đăng nhập/Đăng ký để đánh giá sản phẩm này
CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

GIAO HÀNG NHANH CHÓNG

Giao hàng trong 2–3 ngày cho đơn hàng ở nội thành TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

Các thông tin của quý khách sẽ được cam kết không cung cấp cho bên thứ ba

THANH TOÁN ĐA DẠNG

Hỗ trợ các phương thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản hoặc qua cổng Thanh toán

TÍCH ĐIỂM, TẶNG QUÀ

Quý khách sẽ được tặng số điểm tương đương với giá trị đơn hàng thành công