Luôn hướng đến sự thoải mái nhất cho người sử dụng, Beurer đã tạo ra sản phẩm với những tính năng ưu việt để chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Beurer có rất nhiều sản phẩm đạt các giải thưởng lớn uy tín như: chiến thắng ở hạng mục Best in Test tại cuộc thi German Technology & Red Dot Design, best product of the year 2014, reddot award 2014 winner.
Một lợi ích của Máy đo huyết áp bắp tay tự động là có thể mua và dùng thêm bộ đổi điện AC. Bộ đổi nguồn này đổi từ nguồn điện xoay chiều 220V sang nguồn điện một chiều 6V (tương đương với 4 viên Pin 1,5V đấu nối tiếp).
Yêu cầu của máy đo huyết áp phải dùng loại Pin tốt , 4 viên Pin loại tốt có thể dùng khoảng 300 lần đo, dùng thường xuyên (ngày đo trên 5 lần) thì chỉ được 2 tháng. Chỉ cần mua 3 lần Pin là bằng chi phí mua 1 bộ Adapter dùng lâu dài. Bộ đổi điện AC dùng được rất lâu, chi phí phát sinh thêm trong khi dùng hầu như không có (rất ít tốn điện).
Bộ Đổi Điện AC Adapter tránh được lỗi nặng và phổ biến nhất khi dùng máy đo huyết áp là để Pin chảy nước axit làm hỏng máy. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm làm Pin khi đã dùng hết không lấy ra khỏi máy rất dễ chảy nước axit. Hoặc dùng Pin nhái, Pin muối (Như Pin con thỏ) nên gây ra hiện tượng trên. Theo chính sách của hãng, lỗi này không được bảo hành vì do người dùng.
Cắm bộ đổi điện AC vào nguồn điện sinh hoạt 220V, đầu còn lại cắm vào giắc chuyển đổi trên máy đo huyết áp là dùng bình thường, lưu ý đây là bộ đổi điện chứ không phải bộ xạc điện (vì trong máy đo huyết áp không có Pin lưu điện như điện thoại di động) nên khi dùng máy đo huyết áp thì cắm vào, không dùng thì rút ra và cất đi.
Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM28
Cách cuốn và lắp vòng bít
Máy đo huyết áp bắp tay có adapter- Đảm bảo bắp tay không bị vướng do tay áo và khăn làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu trên cánh tay.
- Quấn vòng bít vào cánh tay trái, cách khuỷu tay 2-3 cm và bên trên động mạch chủ.
- Vòng bít được quấn vào bắp tay nhưng không quá chặt, chỉnh cho dây nối vòng bít nằm ở chính giữa mặt trong cánh tay.
- Cắm đầu kia của dây nối vòng bít vào lỗ cắm bên cạnh máy.
- Máy đo huyết áp chỉ dùng được với vòng bít nguyên bản của hãng. Vòng bít phù hợp với cánh tay có chu vi từ 22 - 42 cm.
Tư thế ngồi đo huyết áp
- Nghỉ ngơi khoảng 5 phút trước mỗi lần đo.
- Có thể thực hiện đo ở các tư thế ngồi hoặc nằm xuống nhưng sao cho vòng bít luôn ở vị trí ngang tim của bạn
- Trong quá trình đo bạn nên ngồi thoải mái, không được vắt chéo chân và quan trọng là không được nói chuyện để đảm bảo kết quả đo được chính xác.
Thực hiện đo
- Bắt đầu các thiết bị với nút - START / STOP
- Sau khi kiểm tra màn hình hiển thị, trong đó tất cả các số sáng lên, vòng bít sẽ tự động bơm.
- Các túi hơi được bơm đến 190 mmHg
- Các phép đo sẽ được tự động lưu trữ.
- Thiết bị tự động tắt sau 3 phút.
- Hãy chờ thêm 5 phút để sử dụng cho lần đo tiếp theo
Sự ảnh hưởng của bệnh huyết áp cao tới sức khoẻ của con người
Bệnh cao huyết áp nếu không được chữa trị kịp thời có thể xảy ra những biến chứng và hậu quả nặng nề như sau:
Bệnh cao huyết áp gây ra những biến chứng trên tim và mạch vành
Bệnh mạch vành và suy tim là hai biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Trong bệnh cao huyết áp, có sự gia tăng sức cản ngoại biên, để đối phó lại tim phải tăng sức co bóp, lâu dần khiến vách cơ tim dày ra. Dày thất trái là biến chứng xuất hiện sớm do dày cơ tim trái, dần dần tiến triển thành suy tim trái với các triệu chứng như hẹn tim, khó thở khi gắng sức hoặc phù phổi cấp,... Sau một thời gian sẽ chuyển sang suy tim toàn bộ với phù tím toàn thân, tĩnh mạch cổ nổi, gan to,...
Trong suy mạch vành, triệu chứng điển hình là những cơn đau thắt ngực hoặc loạn nhịp tim đơn thuần.
Bệnh cao huyết áp gây biến chứng trên não
Tai biến mạch não thường gặp như nhũn não, xuất huyết não, tai biến mạch não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú chỉ kéo dài, không quá 24 giờ hoặc bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, nôn mửa, đau nhức đầu dữ dội.
Bệnh cao huyết áp có thể gây ra các biến chứng trên thận như sau
+ Xơ vữa động mạch thận là biến chứng xuất hiện sớm và nhanh nhất.
+ Xơ thận tiến triển dần thành suy thận.
+ Tiểu động mạch thận bị hoại tử dạng tơ huyết gây ra tăng huyết áp ác tính.
+ Ở giai đoạn cuối, tình trạng thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ Renin và angiotensine II tăng cao trong máu gây nên cường aldosterone thứ phát.
Bệnh cao huyết áp và biến chứng trên mạch máu
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ, tạo điều kiện cho sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Bệnh lý phình, vỡ mạch do xơ vữa và huyết áp cao tuy hiếm gặp nhưng rất nặng nề và dễ dẫn đến đến tử vong.
Bệnh cao huyết áp gây biến chứng trên mắt
Tình trạng huyết áp cao kéo dài sẽ gây ra những tổn thương hệ mạch máu ở võng mạch mắt. Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu, dịch và lipid thoát ra ngoài gây phù, xuất tiết. Những tổn thương này kết hợp với tình trạng thiếu máu võng mạc, tổn thương thần kinh thị giác gây mờ mắt, suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Lời khuyên của bác sĩ đối với người bị tăng huyết áp
Để hạn chế đến mức tối đa tác hại của bệnh tăng huyết áp thì người bệnh cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, tốt nhất là đo huyết áp ngày một lần. Tuy nhiên, thay vì phải đến bệnh viện mỗi ngày để đo huyết áp rất mất thời gian, người bệnh có thể tự mua máy đo huyết áp điện tử dành cho gia đình để có thể tự đo huyết áp tại nhà dễ dàng.
Lưu ý: Trước khi đo huyết áp cần nghỉ ngơi 15 phút và trước đó không dùng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá...). Cần dùng thuốc đều đặn hàng ngày và nghe theo tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Người bị THA vẫn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn không nên tham gia các động tác, bài tập khó, mạnh... Cần có chế độ ăn, uống hợp lý (kiêng mỡ, rượu, bia...).