Bánh Doremon nhân Đậu Đỏ loại 750gr

143,000 đ 119,000 đ

- Bánh được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên được chế biến cẩn thận và sạch sẽ
- Bánh có lớp ngoài bông lan mềm thơm ngậy trứng, bên trong là nhân đậu đỏ thơm mềm
- 1 hộp có trọng lượng 750g, mỗi gói bánh gồm 1 cặp 2 bánh. 

+ -

CHO VÀO GIỎ HÀNG MUA TRẢ GÓP 0 ĐỒNG

Sản phẩm liên quan

Thời gian giao hàng * Tp.HCM, Hà Nội: Trong vòng 01 - 03 ngày làm việc.
* Các tỉnh khác: Trong vòng 03 - 05 ngày làm việc

Giới thiệu bánh Doremon nhân Đậu Đỏ loại 750gr

Bánh Doremon nhân Đậu Đỏ loại 750grNếu bạn là fan hâm mộ của bộ truyện Doraemon đình đám và đặc biệt có cảm tình với chú mèo máy cùng tên thì hẳn các bạn luôn luôn nhớ món ăn ưa thích của chú ta. Đó là chiếc bánh rán Doremon nhân đậu đỏ. Chỉ cần đem bánh ra nhử thì Doraemon sẽ mê tít và… mất cảnh giác ngay. Vậy, chiếc bánh đó là gì mà lại có nhiều ma lực đến thế?

Ngay sau đây các bạn hãy cùng Winmart.onl tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh này nhé. 

Nguồn gốc của bánh Doremon hay còn gọi là bánh Dorayaki

Dorayaki là loại bánh ưa thích của mèo máy Doraemon trong bộ truyện tranh cùng tên. Nhiều người Việt Nam vẫn hay nhầm dorayaki với "bánh rán" do cách dịch sai của nhà xuất bản thời kỳ đầu. Tuy nhiên, món này thực chất là một biến thể của pancake, thường được ăn kèm cùng nhân đậu đỏ. 

Tên gọi dorayaki cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích chính xác. Nhiều thông tin khẳng định người Nhật Bản xưa đặt tên như vậy vì dorayaki có dạng tròn giống chiếc cồng chiêng (dora trong tiếng Nhật nghĩa là cồng chiêng). Còn theo một truyền thuyết ở xứ phù tang, viên tướng huyền thoại Minamoto no Yoshitsune trong lần bị thương nặng đã được cặp vợ chồng già chăm sóc. Họ làm cho ông một chiếc bánh nhỏ, nướng trên bề mặt cồng chiêng nên Minamoto no Yotshitsune đã gọi tên món này là dorayaki (bánh nướng khô trên cồng chiêng)

Bánh dorayaki được cho là đã có mặt ở Nhật Bản từ lâu. Tuy nhiên, theo các tài liệu ghi lại, phiên bản hoàn chỉnh của dorayaki mới chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Trước đó, vào thời Edo (1603-1867), một loại dorayaki cũng được bày bán trên các đường phố. Dù vậy, phiên bản này không thể coi là một chiếc dorayaki hoàn chỉnh mà giống như trứng tráng hơn.

Chiếc dorayaki "chuẩn" ra đời vào năm 1914 tại cửa hàng bánh kẹo Usagiya (Tokyo, Nhật Bản). Chủ cửa hàng sáng tạo dorayaki dựa trên castella, một loại bánh bông lan nổi tiếng của Nhật Bản, được làm từ đường, bột, trứng, syrup. Trong thành phần bột bánh của cả dorayaki lẫn castella đều có những nguyên liệu rất Nhật Bản như mirin (rượu gạo ngọt) hay đôi khi người ta còn dùng cả nước tương. Nhân tố chính giúp tạo nên vị ngọt đặc trưng của hai loại bánh đều là mật ong.

Dorayaki truyền thống có nhân đậu đỏ adzuki nghiền, ăn vừa bùi vừa béo. Tuy nhiên, theo thời gian, người Nhật Bản đã sáng tạo thêm nhiều loại nhân khác như đậu xanh, đậu trắng, hạt dẻ, nama, cà phê, kem tươi hoa quả, kem hạt dẻ, kem khoai lang.

Năm 2008, người Nhật Bản đã quyết định chọn ngày 4/4 hàng năm làm ngày kỷ niệm dorayaki với lý do đây là loại bánh mà trẻ em nước này rất thích. Tại xứ anh đào, ngày cho bé gái là 3/3, ngày cho bé trai là 5/5 và xen giữa vào đó, ngày 4/4 được dành cho dorayaki.

Dorayaki chiếm được cảm tình của người Nhật từ ngày chiếc bánh đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, chiếc bánh này chỉ thực sự vươn xa thế giới khi tác giả Fujiko Fujio chọn dorayaki là món khoái khẩu của mèo máy Doraemon. Trong bộ truyện cùng tên, Doraemon không ít lần mủi lòng trước sự cám dỗ từ những chiếc dorayaki thơm phức. 

Công thức làm bánh khá đơn giản và có thể tìm thấy trên nhiều trang web. Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất để tạo ra một chiếc bánh ngon chính là ở khâu sử dụng dầu. Khi làm dorayaki, người ta không đổ dầu ngập chảo. Thay vào đó, dầu sẽ được thấm khắp mặt chảo thông qua một khăn giấy rồi lau sạch đi. Xong xuôi, bạn chỉ cần vặn nhỏ lửa và để lớp vỏ của dorayaki được nướng chín đều bằng nhiệt trên chảo khô.
Bánh Doremon nhân Đậu Đỏ loại 750gr

Một số câu hỏi khi mẹ cho các bé ăn đồ ngọt mẹ cần biết

Đồ ngọt hoàn toàn không có lợi ích gì?

Trả lời: Đương nhiên là không đúng. Đồ ngọt chứa đường thực tế cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tác dụng ở trong đó cũng không nhỏ. Đường trong đồ ngọt ngoài cung cấp nhiệt năng cần thiết cho cơ thể của trẻ ra, còn tham gia vào hoạt động trao đổi trong tế bào cơ thể trẻ, phụ trách duy trì chức năng bình thường của hệ thống thần kinh, thúc đẩy sự hợp thành của protein. Đồng thời, đường là nhiên liệu duy nhất của não, não của trẻ có thể duy trì công việc liên tục, ổn định cũng toàn chỉ dựa vào năng lượng đường cung cấp. Cho trẻ ăn đường phù hợp, khoa học có thể nâng cao sức tập trung, năng lực phản ứng, trí nhớ và chức năng lý giải của trẻ.

Ăn đồ ngọt nhất định sẽ sâu răng?

Trả lời: Rất nhiều trẻ bị sâu răng, nguyên nhân đều do ăn đồ ngọt lại không chú ý giữ gìn vệ sinh răng. Vi khuẩn và thực phẩm còn lưu lại trong khoang miệng hình thành những vết nâu đen trên răng, chất đường mía trong thức ăn sau khi được vi khuẩn phân giải sinh ra acid, thời gian dài, các acid còn lại trong các mảng bám từ từ ăn mòn lớp men bảo vệ răng. Men răng gặp acid tàn phá, hủy hoại, xói món trong trời gian dài, hình thành khoang lỗ hổng, hình thành sâu răng.

Tuy nhiên, không phải trẻ cứ ăn đồ ngọt thì chắc chắn sẽ bị sâu răng. Chỉ cần phụ huynh tăng cường giúp trẻ cách bảo vệ răng thì có thể giảm bớt thậm chí hoàn toàn tránh được việc đồ ngọt gây phiền phức cho răng.

Đầu tiên, cần làm được việc ăn xong đồ ngọt lập tức đi đánh răng, như vậy có thể giảm thấp nguy cơ trẻ bị sâu răng. Ngoài ra, định kỳ đưa trẻ đi khám nha khoa kiểm tra răng, phát hiện có vấn đề lập tức xử lý, đây cũng là một bước bảo vệ cho răng của trẻ tránh được sự xâm hại của đường. Thông thường, trẻ trên 2 tuổi nên kiểm tra răng 2 lần/năm. Những việc đơn giản như thế này các bậc phụ huynh có làm được không?

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn đồ ngọt?

Trả lời: Từ sau 4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn thức ăn dặm. Nhưng khi trẻ trước 1 tuổi, đều nên cố gắng tránh thực phẩm có vị ngọt hoặc có đường gia công. Bởi vì trong các loại đường đã qua chế biến không có vitamin, khoáng chất hoặc protein. Đường mía, glucose thường xuyên được sử dụng trong quá trình chế biến món ăn, cần phải tránh không cho trẻ ăn thực phẩm mua ở siêu thị mà trong thành phần chế biến có đường. Cũng có một số đường ở trong sữa mẹ hoặc trong các thực phẩm tự nhiên, như vậy đã đủ nhu cần cần thiết cho trẻ trước 6 tháng tuổi.

Bánh Doremon nhân đậu đỏ cũng là một trong những loại bánh ngọt rất dễ gây " nghiện " cho bé bởi sản phẩm có mùi vị thơm của dậu rất nhẹ nhàng và mềm cho bé dễ ăn. Chính vì vậy các mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn đồ ngọt sao cho hợp lý nhé. Và tất nhiên là người lớn thì chúng ta thỏa sức ăn thoải mái rồi :))

Gợi ý một số loại bánh được ưa chuộng nhất trên thị trường

Bánh Mochi Đài Loan 4 vị
Mochi 2,5kg mix 3 vị
Mứt Hibiscus Roselle
Bánh Quy Hibiscus Roselle 200g
Lương khô Kayon mix nhiều vị
ĐÁNH GIÁ & NHẬN XÉT

Chưa có đánh giá sản phẩm này!

5
80% Complete (danger)
0
4
80% Complete (danger)
0
3
80% Complete (danger)
0
2
80% Complete (danger)
0
1
80% Complete (danger)
0
Vui lòng Đăng nhập/Đăng ký để đánh giá sản phẩm này
CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

GIAO HÀNG NHANH CHÓNG

Giao hàng trong 2–3 ngày cho đơn hàng ở nội thành TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

Các thông tin của quý khách sẽ được cam kết không cung cấp cho bên thứ ba

THANH TOÁN ĐA DẠNG

Hỗ trợ các phương thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản hoặc qua cổng Thanh toán

TÍCH ĐIỂM, TẶNG QUÀ

Quý khách sẽ được tặng số điểm tương đương với giá trị đơn hàng thành công