+ -
Sản phẩm liên quan
70,000đ
75,000đ
70,000đ
75,000đ
99,000đ
120,000đ
20,000đ
25,000đ
Các thành viên trong Trung tâm văn hóa người cao tuổi Việt Nam đã đọc tác phẩm: Sa Môn Phật giáo - Đạo tu thân tích thiện và thờ cúng Tổ tiên của người Việt của TS. Lã Duy Lan gửi đến và thống nhất có những đánh giá, nhận định như sau:
Đây là tác phẩm miêu tả và lý giải khá cặn kẽ về nguồn gốc cũng như quá trình phát triển theo chiều dài lịch sử từ thời dựng nước đến nay, của Đạo Sa Môn bản địa nước ta.
Những điều tác giả trình bày đều được lấy từ nguồn thư tịch cổ ở tổng Đại Lôi cũ - cũng là Kinh đô Nghĩa Lĩnh của các vua Hùng thời xưa, đến nay vẫn còn lưu giữ được (do các vị Tộc trưởng họ Nguyễn giữa các đời trao truyền lại), cùng với việc tác giả đã đi điều tra điền dã các di tích trong vùng trong nhiều năm, cộng với những suy ngẫm, kiến giải của tác giả qua sách vở và những kết quả điền dã đó.
Theo đánh giá, Đạo Sa Môn bản địa hay Sa Môn Phật giáo của chúng ta đúng là một viên ngọc quí có từ thời dựng nước, do các bậc Liệt tổ, Liệt tông của dân tộc để lại, từ đó tỏa ánh sáng lung linh lên tiến trình lịch sử - văn hóa dân tộc, chẳng những làm nên bản sắc dân tộc độc đáo, mà còn khắc họa rõ nét những điều cốt yếu của cốt cách và bản lĩnh con người Việt Nam. Đọc tác phẩm này bạn đọc sẽ phân biệt được đâu là Đạo Phật Việt Nam, đâu là Đạo Phật Ấn Độ, từ đó tạo nên niềm tự hào chân chính về nguồn gốc xuất xứ dân tộc cũng như về nền tảng nền văn hóa của mình.
Tuy đây là vấn đề thường ngày trong đời sống tâm linh của dân tộc, nhưng lại là rất mới từ cách đặt vấn đề đến cách lý giải và các kết quả nghiên cứu của tác giả thể hiện trong tác phẩm, do vậy đây có thể sẽ là một khởi đầu, một hướng nghiên cứu mới về văn hóa tâm linh của dân tộc, để cuối cùng với thiện chí của nhiều tác giả khác nhau, sẽ đưa ra đời những kết quả và kết luận trọn vẹn cho vấn đề văn hóa tâm linh của dân tộc.
Winmart.onl xin được hân hạnh được giới thiệu công trình này của TS. Lã Duy Lan với đông đảo bạn đọc để hiểu được nền văn hóa trong Đạo Phật của Việt Nam nói riêng và từ nguồn gốc Ấn Độ nói chung nhé!
Lâu nay, từ một số nhà nghiên cứu rồi sau đó lan ra toàn xã hội, một quan niệm cho rằng ở phương Đông, văn hóa Trung Hoa mới là trung tâm, từ đó lan truyền, ảnh hưởng sang các nền văn hóa khác nhỏ hơn ở ngoại biên, mà Việt Nam cùng với Nhật Bản và Triều Tiên, đã là những nền văn hóa nhỏ như thế. Lại cũng có một quan niệm khác, cho rằng Việt Nam nằm ở ngã ba của con đường giao lưu tiếp xúc giữa hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Hoa, do vậy, đã chịu tác động và ảnh hưởng của cả hai, như một lẽ đương nhiên và tất yếu. Rồi gần đây, lại có một quan niệm “mới” nữa, cho rằng ở Việt Nam có một thứ tín ngưỡng - tôn giáo gọi là “Đạo Mẫu”, cứ như là một phát kiến độc đáo lắm.
Chưa thấy ai lên tiếng tranh luận hay bác bỏ những quan điểm có tính cách bề ngoài, nửa vời và tự hạ mình ấy, còn ở đây, chúng tôi chỉ xin có một lời ngắn gọn: với hai quan niệm đầu thì chẳng khác nào đã tự nhận mình là thuộc dân tộc đẻ muộn sinh sau, phải đi ăn chực bú nhờ thêm mà tồn tại, cho nên mới phải chịu cảnh bắt chước theo người ta về văn hóa như một lẽ đương nhiên vậy. Còn quan niệm về đạo Mẫu, thì chẳng lẽ ở nước ta chỉ có đạo Mẫu mà không có đạo Cha?
Muốn hiểu rõ bản sắc văn hóa cũng như cốt cách con người dân tộc, theo chúng tôi, điều cần thiết phải làm là tìm hiểu sự phát sinh, phát triển về văn hóa cũng như con người từ chính cái nôi của dân tộc. Các tài liệu dựa vào, do vậy, cũng phải từ chính các thế hệ tiền nhân của dân tộc để lại. Còn tài liệu của nước ngoài, cùng lắm chỉ để tham khảo, đối chiếu thêm, chứ không phải để mặc nhiên tiếp nhận các quan điểm đã ẩn chứa ở bên trong các tài liệu đó.
Gần đây, các nhà khoa học thế giới đã lên tiếng khẳng định rằng: “Chính Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người”, và “là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương Nam”. Mà cái nôi ấy, địa bàn ấy theo những bộ sách cổ của nước ta còn để lại, thì chính là đã nói tới bộ tộc Việt thường tức dân tộc Việt về sau, cùng cư dân Bách Việt, với nơi phát tích đầu tiên là nền văn minh lúa nước sông Hồng. Cái nôi ấy, địa bàn ấy, cũng chính là thời kỳ dựng nước ở phần đỉnh của châu thổ sông Hồng tức đồng bằng Bắc Bộ, với các vị Vua, các bà Hoàng hậu, rồi sau đó là thời Bách Việt và các vua Hùng mà từ đó đến nay, dân chúng của cả nước ta vẫn hằng năm cúng giỗ để tưởng nhớ công đức.
Tập chuyên luận này trình bày một vấn đề cốt lõi của tín ngưỡng dân tộc, đó là Sa môn Phật giáo, có từ thời mở đầu của thời dựng nước của nước ta và tồn tại mãi cho đến tận ngày nay. Chính Sa môn Phật giáo hay quốc đạo Sa môn này đã là nền tảng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt - chủ thể của văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng là căn cốt để từ đó làm nên cả tính cách và bản lĩnh của con người Việt.
Tư liệu mà chúng tôi trình bày trong tập chuyên luận, chủ yếu lấy từ nguồn thư tịch cổ ở tổng Đại Lôi cũ - cũng là Kinh đô Nghĩa Lĩnh của các vua Hùng thời xưa, đến nay vẫn còn lưu giữ được, do các vị Tộc trưởng họ Nguyễn giữa các đời ở vùng này trao truyền lại, cùng với việc chúng tôi đi điều tra điền dã các di tích trong vùng trong nhiều năm, cộng với những suy ngẫm, kiến giải của mình qua sách vở và những kết quả đã điều tra điền dã đó. Chúng tôi cho rằng, đạo Sa môn bản địa hay Sa môn Phật giáo của chúng ta đúng là một viên ngọc quí có từ thời dựng nước, do các bậc Liệt tổ, Liệt tong của dân tộc để lại, đã tỏa ánh sang lung linh lên tiến trình lịch sử - văn hóa dân tộc, chẳng những làm nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, mà còn khắc họa rõ nét những phẩm chất cốt lõi của cốt cách và bản lĩnh con người Việt Nam. Đó là niềm tự hào chính đáng mà mỗi chúng ta cần hết sức nâng niu, trân trọng và giữ gìn, cho hiện tại và cho cả tương lai lâu dài mai sau nữa.
Giao hàng trong 2–3 ngày cho đơn hàng ở nội thành TP Hồ Chí Minh và Hà Nội
Các thông tin của quý khách sẽ được cam kết không cung cấp cho bên thứ ba
Hỗ trợ các phương thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản hoặc qua cổng Thanh toán
Quý khách sẽ được tặng số điểm tương đương với giá trị đơn hàng thành công